Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Núi Ngũ Hành có ở đâu

Hầu như ai cũng biết có một thắng cảnh nổi tiếng tại Đà Nẵng miền trung Việt Nam, mang tê Ngũ Hành Sơn. 5   ngon núi linh thiêng, mà Đà Nẵng được trời thiên phú cho để ngày nay trở thành một địa điểm du lịch trọng điểm của thành phố.

Người ta vẫn hay thường gọi núi Ngũ Hành Sơn với tên là Non Nước. Do đó mà Non Nước thường được hay dùng trong lối sống hằng ngày và trở thành cái tên rất gần gũi nhưng cao sang. Non nước gồm 5 ngọn núi đá vôi có kích thước khác nhau, nằm trên một diện tích trãi rộng khoảng 2 km2. Xung quanh là cát trắng phau, phia đông là bờ biển dài rất đẹp.

Non nước gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn. Đại diện cho ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Trong đó ngon núi Thủy Sơn là ngọn núi lớn, cao hơn cả và cũng là ngọn núi đẹp nhất. Ngũ Hành sơn nằm cách khoảng chừng 8km về phía Đông Nam, hướng về Hội An, trên con đường nối dài Hội An và Đà Nẵng. Đây là tuyến đường du lịch quan trọng nơi đây.

Một trong những Hang động bên trong của Non Nước, độc đáo và kì lạ

Non nước ngày nay đã được công nhân là di tích Lịch sử Văn hóa câp quốc gia, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định công nhận ngày 22 tháng 3 năm 1990. Theo một số tài liệu lịch sử có ghi lại, tên núi Non Nước (tức Non Nước Sơn) đã có từ lâu đời, và đã đi vào ca dao Việt Nam như một tổng kết kinh nghiệm về thời tiết của người dân địa phương. Còn cái tên Ngũ Hành Sơn xuất hiện muộn hơn, và đã được Lê Quang Định nói đến trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (1806): "Phía đông bến đò xã Hoàn Ký Đông có núi Ngũ Hành Sơn, năm tòa núi chia làm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi là núi Non Nước"
Theo một số người, tên Ngũ Hành Sơn không những mang tính hoa mỹ hơn, mà người đặt ra nó đã dựa vào thế đất, thế núi và có kết hợp các yếu tố cơ bản của thuyết âm dương-ngũ hành. Tuy nhiên, ở cuối thế kỷ 19, một nhà nghiên cứu người Pháp là Albert Sallet, thì lại dựa vào chất liệu của núi đá để đặt tên cho thắng cảnh là "Les montagnes de marbre" (Những ngọn núi đá cẩm thạch).

Theo như chúng tôi được biết, ngoài ra, Ngũ Hành Sơn còn có các tên khác như: Ngũ Uẩn Sơn, Ngũ Chỉ Sơn,…

Ngũ Hành Sơn nằm giữa vùng cát trắng mịn từ biển Non Nước kéo dài đến bán đảo Tiên Sa. Theo các nhà địa chất học, cụm núi này trước đây là các hòn đảo ở gần bờ biển do tác dụng của thủy triều phù sa bồi đắp, nối liền với lục địa. Dần dà, vì bị nước mưa và khí hậu tác động xói mòn tạo ra những hang động động và hình thù kỳ thú. Đặc biệt, đá cẩm thạch tại đây có màu ngũ sắc, phân chia theo từng núi: đá ở Thủy Sơn thường có màu hồng, ở Mộc Sơn thường có màu trắng, ở Hỏa Sơn thường có màu đỏ, ở Kim Sơn thường có màu thủy mặc và ở Thổ Sơn thường có màu nâu. Quanh Ngũ Hành Sơn, về phía đông có biển Đông với bãi cát mịn trắng chạy dọc ven biển; ở phía tây và nam là sông Cổ Cò chảy qua hòa vào nhánh sông Cẩm Lệ. Ở thế kỷ 17-18, nhánh sông này là đường thủy thông thương huyết mạch giữa Đà Nẵng với Hội An, về sau bị bồi lấp.

Các loại thảo mộc quý có ở đây, là: Thiên tuế, Thạch trường sanh, Cung-nhân-thảo (Amaryllis) lài trắng, Cảnh-thiên (Crassule), Mộc tê, Chương não, Thử lý (M. Vyridiflora, có tinh dầu dùng để trét ghe thuyền), Tứ quý... Về hoa rừng có nhiều loại phong lan. Về động vật có loài khỉ Dộc hiền, và các loại dơi, chim hải yến, v.v...

Ngoài các dấu ấn văn hoá lịch sử còn in đậm trong các hang động, và trên mỗi công trình chùa, tháp đầu ở các thế kỷ trước, như mộ mẹ tướng quân Trần Quang Diệu, đền thờ công chúa Ngọc Lan (em gái vua Minh Mạng), bút tích sắc phong quốc tự còn lưu giữ tại chùa Tam Thai của triều Nguyễn, v.v;...ở đây còn có các di tích lịch sử đấu tranh của nhân dân Việt như Địa đạo núi đá Chồng, hang Bà Tho, núi Kim Sơn, hang Âm Phủ, v.v....


Hãy đến với Non nước để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên mà thơ mộng. Khi đứng trên ngọn núi, phóng tầm mắt ra xa bạn sẽ thấy được toàn bộ cảnh quang của trời Nam rộng lớn, một vẻ đẹp chỉ có ở trong tranh.

Theo Wikipedia

Mời các bạn cùng theo dõi bài viết: Đà Nẵng và những cây cầu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét